ĐIỂM TIN THUỶ SẢN THÁNG 10/2024 (P.8) CÙNG INTERTRADE CÓ GÌ HOT?

29/10/2024 Admin Intertrade
0

Quảng Trị: Nuôi tôm bền vững nhờ ứng dụng công nghệ cao

Thời gian qua, ngành nông nghiệp và các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã tập trung hỗ trợ triển khai và nhân rộng nhiều mô hình nuôi tôm theo hướng công nghệ cao khuyến cáo người dân hướng đến các phương thức nuôi chuyển giao từ ao to sang ao nhỏ dễ quản lý, từ nuôi theo phương thức truyền thống 1 giai đoạn sang 2-3 giai đoạn nhằm giảm chi phí nuôi từ 15-20%. Theo các hộ nuôi, đầu tư một ao nổi có mái che diện tích 800-1000m2 chi phí 300-400 triệu đồng. Đây là lựa chọn phù hợp, giúp khắc phục được các yếu tố bất lợi về thời tiết, môi trường nước, điều hoà nhiệt độ, đặc biệt là vào mùa hè, thời tiết chuyển mùa, oi bức.

Tôm Việt Nam khẳng định chất lượng trên thị trường EU

EU hiện là thị trường NK tôm lớn thứ 4 của Việt Nam, chiếm 13% tổng giá trị XK tôm của Việt Nam đi các thị trường. Tại thị trường này, tôm Việt Nam phải cạnh tranh mạnh mẽ với các  đối thủ nặng ký đến từ châu Á như Ấn Độ, Thái Lan và Mỹ Latinh như Ecuador, Brazil. Điều này cho thấy tôm Việt Nam đang ngày càng khẳng định được chất lượng, đảm bảo được các yêu cầu cao tại thị trường EU. 9 tháng đầu năm 2024, XK tôm Việt Nam sang EU đạt trên 360 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, chỉ giảm trong tháng 2 và 3, XK trong các tháng còn lại đều ghi nhận tăng trưởng 2 con số.

Hoa Kỳ kết luận vụ điều tra chống trợ cấp tôm nước ấm đông lạnh từ Việt Nam

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho biết, ngày 22/10/2024, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành Kết luận cuối cùng trong vụ điều tra chống trợ cấp (CTC) đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam. Theo đó, biên độ trợ cấp cuối cùng được xác định như sau: 2,84% đối với 1 doanh nghiệp bị đơn bắt buộc duy nhất; 221,82% với 1 doanh nghiệp khác được lựa chọn làm bị đơn nhưng đã từ chối tham gia vụ việc và 2,84% cho tất cả các doanh nghiệp còn lại. Mức thuế của Việt Nam thấp hơn mức thuế dành cho Ấn Độ và Ecuador.

Chuyển đổi công nghệ trong chế biến tôm đông lạnh hướng đến không phát thải

Ngành chế biến tôm đông lạnh tại Việt Nam đang nỗ lực chuyển đổi công nghệ để giảm thiểu phát thải khí nhà kính, góp phần bảo vệ môi trường và đạt mục tiêu phát thải ròng bằng “0”. Tuy nhiên, quy mô phát thải khí CO2 từ chế biến tôm tại Việt Nam được tính toán ở mức trung bình là 1,39 kg CO2 cho mỗi kg tôm đông lạnh, thấp hơn so với nhiều nước khác trên thế giới, nơi con số này dao động từ 2,5 – 4,0 kg CO2e/kg sản phẩm. Việc thúc đẩy chuyển đổi từ các nguồn năng lượng truyền thống sang năng lượng tái tạo như điện mặt trời, cùng với quá trình chuyển đổi môi chất lạnh, sẽ là những yếu tố quan trọng giúp ngành này giảm thiểu phát thải và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ mạnh mẽ hơn để giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, vượt qua khó khăn về vốn và chi phí đầu tư ban đầu trong quá trình chuyển đổi xanh.

👉 Theo dõi Intertrade không bỏ lỡ những thông tin mới nhất trong ngành thuỷ sản bạn nhé!

 ĐIỂM TIN THUỶ SẢN THÁNG 10/2024 (P.8) CÙNG INTERTRADE CÓ GÌ HOT?

Nguồn:

Tép bạc

Thuỷ sản Việt Nam

Việt Linh

Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP)

Trang thông tin điện tử Tổng cục Thủy sản

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *