Tác nhân gây bệnh EHP trên tôm
Bệnh EHP (bệnh vi bào tử trùng) trên tôm là bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt là EHP) gây ra.Bào tử EHP trưởng thành có hình bầu dục (1,1 μm × 0,7 μm) với vách dày, bao gồm nhân đơn, một đầu có đĩa bám và đầu còn lại có một không bào và một cuộn dây với 5-6 vòng.

Quá trình hình thành EHP có thể được xem thành 3 giai đoạn chính như sau: Giai đoạn bào tử ngoại bào, nhiễm trùng (ma- ture) và nhiều giai đoạn sống nội bào. EHP ký sinh nội bào trong gan tụy tôm và nhân lên trong tế bào biểu mô ống của mô gan tụy, chúng sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan tụy cản trở tôm hấp thụ chất dinh dưỡng và dẫn đến tình trạng tôm còi cọc, chậm lớn, suy giảm sức đề kháng.
EHP không cần vật chủ trung gian và có thể sinh sống trong đường tiêu hóa của tôm đến hết vòng đời, do đó đây là một căn bệnh rất dễ lây lan thông qua lây truyền ngang.
EHP không gây chết hàng loạt ở tôm, tuy nhiên làm giảm năng suất thu hoạch đáng kể, gây thiệt hại về kinh tế cho bà con nuôi tôm.
Con đường lây truyền bệnh EHP
Các con đường lây nhiễm bệnh EHP trong ao nuôi tôm bao gồm:
– Lây truyền theo chiều dọc: Tôm bố mẹ bị nhiễm EHP sẽ lây nhiễm sang ấu trùng.

– Lây truyền theo chiều ngang:
+ EHP lây nhiễm cho tôm từ nguồn thức ăn tươi sống (giun nhiều tơ, nhuyễn thể, artemia, …).
+ EHP lây nhiễm cho tôm từ các ngoại ký sinh (trùng loa kèn, zoothaminum, khuẩn sợi, …).
+ EHP lây nhiễm cho tôm qua môi trường nước: Thức ăn dư thừa, phân tôm, …
+ EHP lây nhiễm giữa các cá thể tôm trong ao nuôi, không cần qua vật chủ trung gian.
+ EHP trong môi trường nuôi bám vào vỏ tôm trong quá trình lột xác để xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.
Mầm bệnh EHP có ở đâu?
Nếu tôm giống đã mang mầm bệnh EHP thì nguy cơ bùng phát bệnh EHP trong ao nuôi sẽ rất cao. Ngoài ra, ao nuôi từng bị bệnh EHP có nguy cơ cao tái phát bệnh EHP do vi bào tử trùng EHP có thể tồn tại trong trong môi trường ao nuôi trong thời gian dài. Bà con sử dụng chung dụng cụ cho ăn, đánh bắt giữa các ao nuôi có thể làm lây bệnh EHP từ ao này sang ao khác.
Những dấu hiệu bệnh lý cho thấy tôm đã nhiễm EHP
– Nhận biết EHP bằng quan sát dựa trên kinh nghiệm:
+ Giai đoạn đầu: Không có dấu hiệu lâm sàng đặc trưng của bệnh EHP vào giai đoạn đầu.
Sau 20 – 30 ngày nuôi, nếu thấy tôm chậm lớn, kích cỡ tôm không đồng đều, chỉ đạt từ 10 – 40% so với tôm ở các ao không nhiễm bệnh. Kèm theo đó là một số biểu hiện như: tôm mềm vỏ, giảm ăn, rỗng ruột, phân đứt khúc, đốt ruột cuối bị trống, ruột bị cong, bị đục cơ, trên cơ thể tôm có nhiều đốm trắng, tôm trong ao chết rải rác, không liên tục, … Các dấu hiệu trên có thể là biểu hiện của bệnh EHP.
Sau khi đạt trọng lượng 3 – 4g/ con (size trên 200 con/kg) tôm mới chậm lớn và tiếp tục phát triển chậm cho đến 90 ngày tuổi thì đây cũng là một dấu hiệu của bệnh EHP.
+ Tôm bị nhiễm EHP nặng: có biểu hiện phân trắng và mất màu ở gan tụy.
Khi tôm bị nhiễm trùng EHP nghiêm trọng thường đi kèm với sự tăng sinh của vi khuẩn dẫn đến sự xâm nhập của các mầm bệnh cơ hội khác và sự hiện diện của vi khuẩn có thể gây nên phân trắng ở tôm bị nhiễm bệnh nặng.
Tuy nhiên, phân trắng trong ao nuôi có thể do nhiều các nguyên nhân khác gây ra như nhiễm trùng gregarine nặng, do vi khuẩn, tảo hay nền đáy. Do đó, việc quan sát thấy phân trắng trong hệ thống ao không thể được coi là chỉ số nhiễm EHP mà cần phải lấy mẫu đem xét nghiệm.

– Nhận biết EHP bằng xét nghiệm: thông qua kính hiển vi và phân tích PCR:
+ Sử dụng kính hiển vi (soi tươi, nhuộm giemsa, mô học): Kiểm tra gan và ruột tôm ở độ phóng đại 100 lần.
+ Sử dụng phương pháp nested PCR, real-time PCR: Kiểm tra trên mẫu gan tôm hoặc phân tôm bố mẹ.
Phòng ngừa và quản lý bệnh EHP
Vì hiện nay chưa có giải pháp điều trị hiệu quả cho EHP, phòng ngừa là yếu tố quan trọng nhất trong quản lý bệnh này. Các biện pháp phòng ngừa bao gồm:
– Quản lý tôm giống: Chỉ sử dụng giống tôm đã được kiểm tra PCR và xác nhận không nhiễm EHP.
– Cải tạo ao đúng cách: để loại bỏ tất cả mầm bệnh tồn tại từ vụ mùa trước, đặc biệt những ao nuôi từ vụ trước bị ảnh hưởng bởi EHP, nên sử dụng vôi CaO để tiêu diệt các bào tử EHP còn sót lại trong ao.
– Khử trùng vật dụng: Đảm bảo khử trùng hiệu quả toàn bộ hệ thống nuôi, bạt ao và các dụng cụ trong ao nuôi.
– Kiểm soát mật độ ao nuôi: Tránh quá mật độ nuôi tôm trong ao để giảm căng thẳng và nguy cơ lây truyền bệnh.
– Quản lý môi trường và chất lượng nước ao nuôi:
+ Cần tiến hành lọc và xử lý kỹ nguồn nước trước khi lấy vào ao nuôi để tránh các động vật ăn lọc (nghêu, sò, hàu, …) theo vào.
+ Luôn đảm bảo nguồn nước cấp sạch, chất lượng cho ao nuôi.
+ Giữ đáy ao luôn sạch sẽ, loại bỏ các chất hữu cơ tích tụ trong ao, tăng cường việc xả nước thải để tránh giảm chất lượng nước trong ao nuôi. Sử dụng chế phẩm sinh học phân hủy chất hữu cơ, làm sạch đáy ao
+ Thực hiện xử lý nước định kỳ, theo dõi các thông số môi trường (pH, độ kiềm, DO, …) và sử dụng chế phẩm sinh học để cải thiện chất lượng môi trường ao nuôi.
– Tăng cường dinh dưỡng:
+ Sử dụng chất lượng thức ăn chất lượng tốt, đảm bảo dinh dưỡng để củng cố sức kháng của tôm.
+ Cần theo dõi sức ăn của tôm thường xuyên để từ đó có thể điều chỉnh được lượng thức ăn phù hợp, tránh tình trạng thức ăn bị dư thừa gây ô nhiễm, biến đổi nguồn nước, ảnh hưởng sức khỏe của tôm.
– Tăng cường khả năng miễn dịch của tôm:
+ Bổ sung định kỳ khoáng, Vitamin C, men tiêu hóa và chất bổ gan vào thức ăn cho tôm để tăng cường sức đề kháng cho tôm.
+ Tránh dùng thuốc bừa bãi vì sẽ làm hỏng gan tụy của tôm.
– Kiểm tra thường xuyên:
+ Cần kiểm tra ao nuôi thường xuyên để phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu của EHP.
+ Định kỳ gửi mẫu tôm đến phòng xét nghiệm để có biện pháp thích hợp khi ao nuôi bị nhiễm EHP.
Kiểm soát bệnh EHP bằng cách nào?
Hiện tại, chưa có thuốc để chữa khỏi bệnh EHP, nhưng có thể kiểm soát được vào đầu giai đoạn nhiễm bệnh.
Khi ao nuôi đã được kiểm tra thông qua xét nghiệm PCR bị nhiễm EHP, tùy tình hình tôm nuôi mà bà con có thể giữ nuôi tiếp hoặc thu tôm hoặc loại bỏ tôm.
– Nếu tỉ lệ tôm nhiễm thấp (<30%) ở giai đoạn đầu của bệnh EHP thì có thể duy trì ao nuôi, cần thực hiện:
+ Ngưng cho tôm ăn 1 – 2 ngày
+ Sát trùng nước ao bằng BKC hoặc Chlorine để loại bỏ vi khuẩn.
+ Sau 5 – 7 ngày sử dụng chế phẩm sinh học đánh xuống ao liều cao để cải thiện môi trường ao nuôi.
Khi sử dụng những lợi khuẩn có khả năng tiết ra các chất kháng khuẩn trong điều kiện yếm khí sẽ giúp giảm bớt số lượng bào tử EHP tự do, giảm được nguy cơ EHP bùng phát. Theo số liệu nghiên cứu từ một số bài báo khoa học, bacteriocin từ một số chủng vi khuẩn lactobacillus, các chất kháng khuẩn peptit và một số chất từ thiên nhiên có khả năng giết chết các bào tử tự do của vi bào tử trùng này.
+ Khi cho ăn trở lại thì giảm lượng thức ăn so với ban đầu. Trộn men tiêu hóa Lactobacillus, Vitamin, Taurin, kết hợp bổ gan vào thức ăn với liều lượng cao hơn, để tăng khả năng miễn dịch, tăng khả năng phục hồi của hệ tiêu hóa, kích thích tôm bắt mồi.
– Trong trường hợp thu hoạch sớm hoặc cần tiêu hủy toàn bộ đàn tôm, sau đó cần xử lý nước ao bằng vôi sống CaO. Tiến hành cải tạo ao nuôi cẩn thận trước khi bắt đầu vụ nuôi mới.
Ngăn chặn bào tử EHP nảy nở và ức chế EHP sinh sản trong 30 ngày đầu tiên
Trong ngành nuôi tôm, việc phòng ngừa các bệnh lý từ sớm là cực kỳ quan trọng để bảo vệ sức khỏe và năng suất của tôm nuôi. Đừng để tôm bị nhiễm EHP dẫn đến suy giảm sức đề kháng, còi cọc, chậm lớn và hao rải rác, khi đó việc điều trị sẽ trở nên rất khó khăn và tốn kém.
Phòng bệnh luôn hiệu quả hơn chữa bệnh, đặc biệt trong giai đoạn đầu của quá trình nuôi. Để ngăn chặn sự phát triển của EHP và hạn chế tác ảnh hưởng xấu từ các yếu tố gây bệnh, việc can thiệp ngay từ 30 ngày đầu tiên là vô cùng cần thiết. Đây chính là thời điểm tôm có thể đối mặt với những nguy cơ từ EHP, vì thế, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa ngay từ giai đoạn này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh và tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi.
Bộ đôi sản phẩm GUT-GOLD và HERBENA đã được nghiên cứu và phát triển như một bước đột phá trong việc hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh do EHP gây ra. Bộ đôi này không chỉ giúp ngăn chặn sự nảy mầm của bào tử EHP mà còn ức chế khả năng phóng vòi đuôi, giúp bảo vệ tôm nuôi khỏi sự tấn công của loại bào tử nguy hiểm này.
Cụ thể, GUT-GOLD là một sản phẩm chứa các hoạt chất như Terpenoids, Flavonoids, Polyphenol kết hợp với acid hữu cơ và nấm men, có tác dụng ngăn chặn quá trình phóng thích vòi đuôi và ngăn cản sự nảy mầm của bào tử EHP. Các hoạt chất này không chỉ giúp ức chế sự phát triển của EHP mà còn hỗ trợ tôm nuôi trong việc duy trì sức khỏe tốt nhất, giúp chúng phát triển mạnh mẽ và khỏe mạnh ngay từ những ngày đầu.
HERBENA là một sản phẩm bổ sung tuyệt vời, chứa các hoạt chất sinh học như Saponin, Capsaicin và Withanolide, giúp phá vỡ lớp polymeric bảo vệ của các bào tử EHP, ngăn ngừa chúng sinh sôi và phát triển. Đồng thời, HERBENA còn giúp ngăn chặn bội nhiễm vi khuẩn Vibrio, loại vi khuẩn gây bệnh phân trắng cho tôm nuôi. Với cơ chế này, HERBENA góp phần quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ bệnh tật, đồng thời tăng hiệu quả điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn.
Khi kết hợp GUT-GOLD và HERBENA, bộ đôi này không chỉ giúp ức chế bào tử EHP mà còn bảo vệ tôm khỏi các yếu tố vi sinh vật gây bệnh khác, nâng cao sức khỏe và khả năng chống chịu của tôm đối với các tác nhân gây hại. Nhờ đó, người nuôi tôm có thể yên tâm hơn trong suốt quá trình nuôi dưỡng tôm, giảm thiểu tối đa tình trạng bệnh tật, tăng trưởng chậm và hao hụt.
Việc sử dụng GUT-GOLD và HERBENA trong 30 ngày đầu của quá trình nuôi tôm không chỉ giúp phòng ngừa hiệu quả bệnh do EHP, mà còn hỗ trợ tăng trưởng khỏe mạnh và ổn định sức khỏe cho tôm, mang lại lợi ích kinh tế cao cho người nuôi. Bằng cách chủ động chủ động bảo vệ sức khỏe cho tôm ngay từ đầu sẽ giảm thiểu nguy cơ bùng phát bệnh và nâng cao hiệu quả sản xuất.

————————————————————–
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI CUNG ỨNG QUỐC TẾ – INTERTRADE
Địa chỉ: Tòa nhà MIOS 121 Hoàng Hoa Thám, phường 6, quận Bình Thạnh, TP. HCM
Hotline: 088 6465 567
Email: info@intertrade.vn
Website: www.intertrade.vn
Best Quality – Best Prices