
Tổng quan ngành nuôi tôm tại Việt Nam
Theo Cục Thuỷ sản, nước ta hiện nay đạt diện tích nuôi tôm khoảng 737 nghìn ha. Sản lượng tôm đạt hơn 1 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt từ 4.0 – 4.3 tỷ USD.
Với mục tiêu đạt 1.12 triệu tấn, Thứ trưởng Phùng Đức đề nghị “Các địa phương cần tăng cường quản lý Nhà nước về tôm giống, vận chuyển, chất lượng tôm giống. Đồng thời cần ứng dụng khoa học công nghệ về giống. Áp dụng chế phẩm sinh học, tôm nuôi, môi trường, phòng chống dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm”.
Hiện nay, kỹ thuật nuôi tại các trang trại nuôi tôm truyền thống đang được cải thiện. Tuy nhiên các trang trại nuôi quảng canh và bán thâm canh kỹ thuật nuôi còn nhiều kẽ hở.
Ở các trang trại này đều thả tôm với mật độ cao và sử dụng thức ăn dạng viên để đạt được sản lương cao. Tuy nhiên những phương pháp này lại ẩn chứa những nguy hiểm tiềm tàng cho ao tôm. Đặc biệt tạo điều kiện cho vi khuẩn Vibrio phát triển.
Vi khuẩn Vibrio là vi khuẩn gì?
Vi khuẩn Vibriosis là một trong những bệnh chính trên động vật thuỷ sản có vỏ và cá có vây. Theo Lightner & Lewis 1975, Vibriosis là một bệnh do vi khuẩn gây ra, là nguyên nhân dẫn đến tôm chết trên toàn thế giới.
Vibrio là nhóm vi khuẩn yếm khí không bắt buộc, thuộc gram âm, hình que thẳng hoặc hơi uốn cong, kích thước 0,3-0,5 x 1,4-2,6 μm, không sinh nha bào, di động nhờ một lông ở đầu.
Vibrio sinh sống, phát triển tốt trong môi trường kiềm và mặn, tồn tại trong nước biển và cửa sông. Thường gây bệnh cho các động vật nước mặn và nước lợ như tôm, cá, ốc, sò… Vibrio chết ở 65 độ C sau 10 phút và không nhân lên được khi nhiệt độ dưới 15 độ C.
Các loài Vibrio phân bố rộng rãi trên toàn thế giới. Đây là nhóm vi khuẩn cơ hội gây nên dịch bệnh bùng phát khi các yếu tố môi trường có biến đổi xấu. Khi sức đề kháng của tôm giảm, Vibrio sẽ tấn công gây bệnh.
Bên cạnh đó, vi khuẩn phát sáng gram âm Vibrio harveyi là một trong những tác nhân gây chết hàng loạt trong hệ thống nuôi ấu trùng Penaeus Monodon.
Theo Lightner (năm 1996), Vibriosis được gây ra bởi một số loài vi khuẩn Vibrio bao gồm: Vibrio harveyi, V. splendidus, V. parahaemolyticus, V. alginolyticus.
Xem thêm: Đảm Bảo Dinh Dưỡng Cho Tôm Trong Lúc Giao Mùa
Nguyên nhân gây bệnh vi khuẩn Vibrio
Vibrio có khả năng chống lại các chất kháng sinh. Vậy nên khi ao nuôi bị nhiễm vi khuẩn Vibrio rất khó kiểm soát bằng kháng sinh.
Vibrio với đặc điểm sinh học có khả năng gắn chặt vào bề mặt dạ dày tôm nuôi. Vibrio sẽ hình thành các màng bao sinh học chắc chắn trên thành dạ dày. Quá trình phân chia tế bào, màng bao sinh có tác dụng bảo vệ vi khuẩn Vibrio khỏi tác dụng của kháng sinh. Tương tự, các chất khử trùng, chất chiết xuất từ thảo dược,… cũng không có tác dụng với vi khuẩn Vibrio.
Ngoài tôm, Vibrio có khả năng ký sinh vào các loài giáp xác khác nhau, vì thế khả năng tái nhiễm trong những lần thả nuôi tiếp theo là hoàn toàn có thể.
Các lây nhiễm liên quan đến vi khuẩn Vibrio thường xảy ra ở trại giống, nhưng dịch bệnh thường xảy ra ở ao tôm. Những yếu tố gây nên vấn đề về bùng phát dịch bệnh bao gồm:
– Môi trường nuôi bất lợi (đất và nguồn nước kém chất lượng)
– Mật độ nuôi quá dày, trang thiết bị đảm nước bị hạn chế
– Thiếu hụt dinh dưỡng, nguồn cung thức ăn trồi sụt
– Sự bồi tụ nguồn thức ăn thừa
– Sục khí không đủ
– Tảo nở hoa dưới nước tối ưu hoặc vượt quá mức cho phép
– Tôm bị các tổn thương vật lý
– Sự hiện diện của mầm bệnh độc hại với số lượng
Chính những yếu tố môi trường không ổn định và nhiều bất lợi đã dẫn đến bùng phát dịch bệnh, gây nên tỷ lệ chết nghiêm trọng tại trại giống và trại nuôi.

Triệu chứng tôm mắc bệnh Vibrio
Những triệu chứng khi tôm mắc bệnh Vibrio có thể quan sát bằng mắt thường mà người tôm cần chú ý:
– Tôm nổi đầu, tấp mé bờ, kéo đàn bơi lờ đờ
– Vỏ tôm biến màu đỏ hay màu xanh, mềm vỏ, xuất hiện các vết thương hoại tử. Các phần phụ của tôm bị ăn mòn trên vỏ và các phần phụ.
– Tôm ăn kém hoặc bỏ ăn. Ruột tôm ít hoặc không có thức ăn
– Nếu tôm bị nhiễm bệnh gan tụy sẽ xuất hiện hiện tượng rớt đáy. Gan tôm sưng nhũn, nhạt màu. Một số trường hợp gan teo, chai sạn, sậm màu.
Khi thấy các hiện tượng trên, người nuôi tôm nên có phương pháp xử lý kịp thời.
Các bệnh do vi khuẩn Vibrio gây ra ở thuỷ sản
Nhiễm trùng huyết ở tôm
Nhiễm trùng huyết gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ cơ thể vật nuôi. Tôm bị nhiễm trùng huyết sẽ có dấu hiệu lờ đờ. Chân bò và chân bơi của tôm có màu đỏ do sắc tố lan rộng và tôm hơi cong phần bụng.
Khi tôm bị nhiễm trùng huyết nặng, mang tôm bung ra và bị ăn mòn. Có thể quan sát bằng mắt thường các đốm đen lan rộng trên vỏ giáp và bụng.
Nhiễm trùng huyết là do vi khuẩn Vibrio alginolyticus, V. anguillarium hoặc V.parahaemolyticus gây ra. Chúng được xác nhận được bằng cách phân lập mầm bệnh từ haemolymph bởi các phương pháp vi sinh tiêu chuẩn và mô bệnh học.
Hoại tử phụ bộ
Hoại tử phụ bộ là bệnh gây nên hiện tượng hoại tử ở các đầu chân đi, chân bơi và các chân sau dần chuyển sang màu nâu đen. Các phần lông mịn trên phụ bộ, râu bị gãy và mất màu. Hoại tử các phụ bộ do Vibrio spp, Pseudomonas spp, Aeromonas spp và Flavobacterium spp gây ra.
Xem thêm: 5 Sai Lầm Về Kỹ Thuật Khi Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Bệnh do Vibrio gây ra
- Bệnh đốm trắng (White Spot Disease) do vi khuẩn Vibrio harveyi và Vibrio parahaemolyticus gây ra. Khi trên thân tôm xuất hiện các đốm trắng, suy yếu, giảm sức đề kháng, chết hàng loạt chính là khi tôm xuất hiện.
- Bệnh phân trắng (White Feces Syndrome) khiến phân của tôm trở nên trắng đục. Điều này thường liên quan đến sự suy yếu chất lượng nước và ảnh hưởng đến sức kháng của tôm, gây ra sự giảm trưởng và thất thoát kinh tế.
- Bệnh đen mang (Black Disease) do chủng vi khuẩn Vibrio anguillarum và Vibrio alginolyticus làm mang tôm bị đen và suy yếu. Bệnh đen mang gây cản trở đến việc thụ động khí qua mang và làm suy giảm khả năng hô hấp của tôm.
- Bệnh hoại tử gan tụy cấp – EMS do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra. Đây là bệnh gây chết tôm hàng loạt trong thời gian rất ngắn.
- Bệnh đốm nâu thường xuất hiện sau 2-3 tháng nuôi, thân tôm xuất hiện đốm nâu sau đó chuyển sang màu đen. Trong quá trình nhiễm bệnh, thường xảy ra hiện tượng ăn mòn các phần phụ như đuôi, bụng và râu của tôm. Bệnh này, còn được gọi là bệnh hoại tử, do vi khuẩn gây ra và cũng có thể do điều kiện vệ sinh của tôm. Tôm bị bệnh đốm nâu sẽ rất yếu, kém bổ dưỡng, mất sức, gầy yếu, di chuyển chậm và chết rải rác.

Ngoài ra còn có bệnh đốm nâu (bệnh mòn vỏ) với các biểu hiệu như các phần phụ của tôm xuất hiện các đốm màu nâu. Bệnh do tôm nhiễm nhóm vi khuẩn Aeromonas spp và lavobacterium spp.,
Phòng bệnh Vibrio trên tôm
Việc kiểm soát dịch bệnh Vibrio trên tôm cần được triển khai dựa trên kiểm tra bệnh trên tôm và tỷ lệ chết một các tổng thể. Xem xét các yếu tố khác nhau như mật độ nuôi, môi trường như độ đục, nhiệt độ, pH, độ mặn, oxy hòa tan, H2S, NH3, NO2,…
Bên cạnh đó các yếu tố như oxy hoá khử tiềm năng của đất, tốc độ thay nước, sự hiện diện của tảo sống ở đáy, loại thức ăn,… cũng là những yếu tố quan trọng hàng đầu. Các phương pháp phòng trị bệnh bao gồm:
– Giữa nồng độ Vibrio dưới ngưỡng tối đa. Vibrio tổng số trong nước ao 103-104 CFU/ ml. Vibrio tổng số trong ruột tôm 105 CFU/ g. Trong đó khuẩn lạc xanh có 102 CFU/ ml, khuẩn lạc vàng 103 CFU/ ml.
– Thực hành chăn nuôi tốt, lựa chọn kỹ con giống. Đảm bảo ấu trùng tôm giống sạch bệnh
– Sử dụng các chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ
– Thực hiện các biện pháp kiểm dịch: sử dụng nguồn giống có khả năng chống chịu tốt, sử dụng vacxin dự phòng, thuốc,…
– Quản lý chặt chẽ nguồn nước, giảm căng thẳng cho tôm
– Khuyến khích xả hết nước để làm khô ao và bón vôi vào ao sau khi thu hoạch
– Nên tăng cường thay nước hằng ngày và giảm sinh khối cho ao bằng cách thu hoạch từng phần để giảm tỷ lệ chết

Ứng dụng chế phẩm sinh học để kiểm soát dịch bệnh
Các vi khuẩn probiotic duy trì chất lượng nước thông qua việc hấp thụ hoặc phân huỷ trực tiếp các chất hữu cơ trong nước. Một số chủng thường được sử dụng: Nitrosomonas sp., Nitrobacter sp., Nitrosococcus sp., Bacillus sp., Aerobacter sp., Pseudomonas sp.
Bên cạnh đó, probiotic được sử dụng như các biện pháp dự phòng và điều trị tăng cường sức khỏe động vật thông qua dinh dưỡng. Việc sử dụng chế phẩm sinh học, prebiotics, synbiotics, nước xanh, biofloc,… cũng có vai trò trong việc ngăn ngừa và kiểm soát Vibriosis.
Xem thêm: NUÔI TÔM TRONG HỆ THỐNG BIOFLOC VỚI CÁC NGUỒN CACBON KHÁC NHAU
Các vi khuẩn probiotic có thể được sử dụng để loại trừ Vibrio gây bệnh. Probiotic cạnh tranh với Vibrio để lấy chất dinh dưỡng và không gian hoặc ra các chất sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn Vibrio cơ hội trong hệ thống.Để quản lý Vibrio phải tập trung quản lý chất thải, giảm chất hữu cơ trong hệ thống nuôi.
Gut Go và Herbena – hai chiến binh giúp ức chế, ngăn chặn hiệu quả Vibrio trên tôm
Gut-Gold là một sản phẩm từ thảo dược có khả năng ức chế sự phát triển của vi bào tử trùng (EHP) và giảm sự phát triển của Vibrio trên tôm. Sản phẩm này được tạo ra từ sự kết hợp của nhiều loại dược thảo và acid hữu cơ, cùng với chiết xuất nấm men, nhằm ngăn chặn quá trình giao tiếp của vi khuẩn gây bệnh (Quorum Sensing).
Nhờ đó, Gut-Gold có khả năng ức chế và ngăn chặn sự phát triển của nhiều mầm bệnh như EHP, Vibrio, Parahaemo, Edwardsiella ictaluri, Edwardsiella tarda, Aeromonas hydrophila, Streptococcus iniae, và nhiều loại vi khuẩn khác.
Xem thông tin sản phẩm: GUT-GOLD ngăn chặn sự phát triển của EHP, Vibrio trên tôm
Bên cạnh đó, Herbena là một hỗn hợp chiết xuất từ nhiều loại thảo dược, được biết đến với khả năng phá huỷ và ức chế hình thành màng sinh học của vi khuẩn Vibrio trên tôm (gọi là AHL).
Sản phẩm này đặc biệt hiệu quả khi sử dụng trong dạ dày và gan tuỵ của tôm, giúp giảm tỷ lệ phát bệnh trên tôm một cách đáng kể. Điều này đã được nghiên cứu và chứng minh một cách tin cậy thông qua các nghiên cứu được công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín.
Xem thông tin sản phẩm: Herbena phá huỷ và ức chế vi khuẩn Vibrio
InterTrade hỗ trợ tư vấn các giải pháp và sản phẩm chăn nuôi thuỷ sản thông qua số Hotline 0888 6465 567 hoặc liên hệ trực tiếp TẠI ĐÂY.
————————————————————–
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI CUNG ỨNG QUỐC TẾ – INTERTRADE
Địa chỉ: Tòa nhà MIOS 121 Hoàng Hoa Thám, phường 6, quận Bình Thạnh, TP. HCM
Hotline: 088 6465 567
Email: info@intertrade.vn
Website: www.intertrade.vn
Best Quality – Best Prices