Vai Trò Của Khoáng Trong Nuôi Tôm Độ Mặn Thấp

20/09/2024 Admin Intertrade
0

Vì sao khoáng chất đặc biệt quan trọng trong nuôi tôm mùa mưa?

Mùa mưa ở Việt Nam, với đặc trưng lưu lượng mưa lớn và dai dẳng nhiều ngày đã đặt ra những thách thức lớn cho việc nuôi tôm. Trong điều kiện này, nhu cầu về khoáng chất của tôm càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, bởi vì:

Chất lượng nguồn gen tôm hiện nay đã được cải tiến đáng kể so với quá khứ, những bộ gen tôm mới được nâng cấp đã cải thiện rất đáng kể về tốc độ tăng trưởng. Những nỗ lực này đóng góp quan trọng trong việc rút ngắn thời gian nuôi, tăng hiệu suất sản xuất, giúp người nuôi tiết kiệm chi phí và nâng cao lợi nhuận. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc trong một thời gian ngắn tôm cần lột xác thường xuyên hơn và cần một lượng khoáng chất lớn hơn để đáp ứng nhu cầu xây dựng bộ vỏ và hình thành các mô mới.

Phytate và polysaccharides phi tinh bột (non-starch polysaccharides, hay còn gọi là NSP) được xem là những thành phần kháng dưỡng trong thức ăn nuôi tôm công nghiệp hiện nay. Phytate và NSP làm giảm khả năng sử dụng các khoáng chất quang trọng như Cu, Mg, Zn và cản trở khả năng tiêu hoá khi tạo liên kết với tinh bột, protein dẫn đến các thành phần này khó bị phân giải trong ruột ruột tôm

Ngoài ra, khoáng chất đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều hòa áp suất thẩm thấu, đặc biệt trong môi trường nước ngọt hoặc độ mặn thấp. Chúng còn tham gia vào quá trình hình thành vỏ, tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể dẫn đến các vấn đề như chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh và tỷ lệ chết cao.

Như vậy, trong bối cảnh điều kiện sống biến động thất thường vào mùa mưa, nhu cầu khoáng đối với tôm sẽ như thế nào?

Độ mặn lý tưởng và những lưu ý khi nuôi tôm ở độ mặn thấp

Tôm là loài rộng muối, chúng có thể sống trong môi trường có độ mặn từ 0,4 – 50 ‰. Tuy nhiên độ mặn khác nhau sẽ có tác động khác nhau đến quá trình sinh trưởng và phát triển. Độ mặn cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định nhu cầu khoáng cho ao tôm.

Cơ chế điều hòa áp suất thẩm thẩm ở các độ mặn khác nhau
Cơ chế điều hòa áp suất thẩm thẩm ở các độ mặn khác nhau

Điều hòa áp suất thẩm thấu là một quá trình sinh lý quan trọng giúp tôm duy trì sự cân bằng nội môi. Quá trình này liên quan mật thiết đến độ mặn ao nuôi, chúng diễn ra thông qua việc điều chỉnh lượng nước và các ion khoáng qua màng tế bào 20 – 23 phần ngàn là độ mặn lý tưởng để tôm sinh trưởng tốt, theo kết quả nghiên cứu từ PGS.TS Boonyarath Pratoomchat, Thái Lan. Ở độ mặn này, tôm nằm trong điểm đẳng trương (Isosmotic point), đây là trạng thái mà áp suất thẩm thấu bên trong cơ thể tôm bằng với áp suất thẩm thấu của môi trường nước nuôi.

Khi tôm nuôi trong môi trường nước có độ mặn thấp hơn 20 phần ngàn (Hyper-regulation), tôm sẽ phải hoạt động tích cực để đưa nước ra khỏi cơ thể và giữ lại các ion khoáng. Ngược lại khi tôm nuôi trong môi trường nước có độ mặn cao hơn 23 phần ngàn (Hypo-regulation), tôm sẽ phải hoạt động tích cực để hấp thu nước và thải ra các ion khoáng dư thừa. Cả hai trường hợp này đều yêu cầu tôm sẽ phải hoạt động tích cực để duy trì cân bằng nội môi, tiêu tốn nhiều năng lượng và dễ bị stress.

Mối tương quan Thông thường tôm có xu hướng điều chỉnh nồng độ Kali trong cơ thể sao cho gần bằng với nồng độ Kali trong môi trường nước. Khi độ mặn càng thấp, sự chênh lệch giữa nồng độ Kali trong cơ thể tôm và môi trường càng lớn. Điều này có nghĩa là khả năng điều hòa nồng độ Kali của tôm sẽ bị hạn chế, và tôm sẽ cần tăng nhu cầu Kali để duy trì cân bằng nội môi.

Khi tôm sống trong môi trường không phù hợp, chúng phải hoạt động tích cực để điều chỉnh áp suất thẩm thấu trong cơ thể. Và để cung cấp năng lượng cho quá trình điều chỉnh, tôm sẽ cần một lượng protein lớn hơn.

Năng lượng dành cho tăng trưởng ở các độ mặn khác nhauQuá trình tạo ra năng lượng phục vụ cho điều hoà áp suất thẩm thấu trong điều kiện độ mặn thấp đòi hỏi khẩu phần ăn của tôm phải được cung cấp đầy đủ protein. Khi tôm sống trong môi trường có độ mặn lý tưởng (20 – 23 ppt), một phần lớn năng lượng hấp thụ từ thức ăn (khoảng 80%) sẽ được sử dụng cho tăng trưởng. Điều này có nghĩa là tôm sẽ phát triển nhanh và hiệu quả hơn. Ví dụ, nếu tôm ăn thức ăn chứa 40% protein, thì khoảng 32% lượng protein này sẽ được sử dụng trực tiếp cho tăng trưởng.

Tuy nhiên, khi độ mặn của môi trường không phù hợp, tôm sẽ phải tiêu tốn nhiều năng lượng hơn để điều chỉnh áp suất thẩm thấu nhằm thích nghi với môi trường sống mới. Điều này dẫn đến việc giảm năng lượng dành cho tăng trưởng. Cụ thể, chỉ có khoảng 60% năng lượng hấp thụ được sử dụng cho tăng trưởng khi sống trong điều kiện độ mặn không phù hợp. Nếu vẫn cho tôm ăn thức ăn chứa 40% protein, thì chỉ có 24% lượng protein này được sử dụng cho tăng trưởng, còn lại bị lãng phí cho các hoạt động khác như: năng lượng cho hoạt động tiêu hóa, hoạt động biến dưỡng, bài tiết và lột xác.

Tóm lại, bằng cách bổ sung đầy đủ các khoáng chất sẽ giúp trực tiếp tăng khả năng hấp thụ protein của tôm hiệu quả hơn, người nuôi tiết kiệm được chi phí thức ăn nhưng vẫn đảm bảo tốc độ tăng trưởng của đàn tôm, hình thành vỏ hiệu quả và nâng cao tỉ lệ sống.

Hiện tượng tôm xanh và mỏng vỏ trên tôm

Vỏ tôm khoẻ mạnh có khoảng 70 lớp chia thành: lớp biểu bì ngoài cùng mỏng (epicuticle), lớp biểu bì trung gian (exocuticle) dày hơn, lớp biểu bì trong cùng (endocuticle) nằm trên lớp tế bào biểu mô dưới vỏ (epidermis) và các mô liên kết. Trong khi đó, tôm xanh và mỏng vỏ sau lột xác thường chỉ có xấp xỉ 20 lớp, nguyên nhân là do đâu?

Thành phần cấu tạo vỏ tôm gồm khoáng phức hợp, chitin và protein. Riêng khoáng, tôm cần khoảng 23 loại khoáng hữu cơ và vô cơ. Trong đó các loại khoáng thiết yếu bao gồm Canxi, Maggie, Kali, Phốt pho và NaCl. Các loại khoáng vi lượng gồm Fe, Mn, Cu, Zn, I, Co, Cs, Ni, Se, F, Mo, Sn, Cr, Sr, V và Si. Những loại khoáng trên đều cần thiết cho quá trình hình thành vỏ của tôm theo một định lượng nhất định. Việc thiếu hụt một khoáng có thể dẫn đến sự bất hoạt của các loại khoáng khác dẫn đến tình trạng tôm thiếu khoáng gây ra xanh và mỏng vỏ.

Do vậy người nuôi tôm cần phải hiểu nhu cầu các loại khoáng và cung cấp các sản phẩm khoáng thiết yếu vào các thời điểm then chốt khi tôm lột vỏ. Như vậy, bổ sung khoáng như thế nào sẽ kịp thời đáp ứng hợp lý và đầy đủ khoáng cho tôm?

Cấu trúc biểu bì
Cấu trúc biểu bì và cơ chế hình thành vỏ qua các giai đoạn lột xác

Bộ giải pháp khoáng toàn diện khi nuôi tôm mùa mưa

Không thể thiếu Phốt pho, Kali và Natri – những khoáng chất trọng yếu trong quá trình tạo vỏ

Như đã đề cập ở trên, Natri và Kali tham gia vào nhiều hoạt động sinh lý quan trọng như điều hòa áp suất thẩm thấu, truyền dẫn xung thần kinh, các hoạt động của enzyme và tăng cường sức khỏe, cải thiện miễn dịch. Phốt pho là một phần không thể thiếu trong quá trình chuyển hoá năng lượng và cân bằng quá trình sinh học như tổng hợp protein, phát triển mô và vỏ. Phốt pho cũng là phần chính của các phân tử ATP (adenosine triphosphate) trong cơ thể tôm đóng vai trò quan trọng trong xây dựng và duy trì cấu trúc vỏ. 

Nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu khoáng cho tôm, G-Phos là hợp chất khoáng Phốt pho 14%, Natri 10% và Kali 15% dạng GG-5 giúp tôm sử dụng được ngay khi trộn vào thức ăn. Các hợp chất khoáng dạng GG-5 sẽ là yếu tố trọng yếu giúp tôm duy trì cân bằng axit trong cơ thể, điều chỉnh sự chênh lệch pH cũng như quá trình chuyển hoá của tôm. Bên cạnh đó, bằng cách cung cấp cấu trúc cơ bản cho việc tạo vỏ, mô cơ và lột xác, G-Phos là chìa khóa để tôm lột xác đồng đều và hình thành lớp vỏ mới cứng cáp một cách nhanh chóng giai đoạn sau lột xác (Postmolt) và giai đoạn giữa giai đoạn lột xác (Intermoult). 

Xem thêm: G-PHOS BỔ SUNG PHỐT PHO VÀ KALI TẠO VỎ

Bổ sung Vitamin D – “Nam châm hút khoáng” của tôm nuôi

Rất nhiều bà con chia sẻ tình trạng “dù đã cung cấp đầy đủ khoáng cho ao nuôi và trong thức ăn nhưng tôm cũng không thể hấp thụ khoáng được triệt để”, nguyên nhân là gì?

Thiếu Vitamin D3 chính là nguyên nhân hàng đầu làm cho tôm không hấp thụ và sử dụng được khoáng một cách tối đa. Như một “thỏi nam châm hút khoáng”, Vitamin D có vai trò quan trọng trong trong việc vận chuyển và hấp thu Canxi, Phốt pho. 

Seaborn là hỗn hợp các hợp chất hữu cơ có cấu trúc hoá học đặc biệt gồm 1.25 Dihydroxy Vitamin D3, Phosphorus và Cholesterol được bổ sung vào thức ăn của tôm làm tăng hiệu suất hấp thụ và kết tủa Canxi, Magie, Phospho giúp lớp nội bì cứng và dày hơn. Chính nhờ cơ chế đẩy nhanh hiệu suất hấp thụ khoáng mà ao tôm có sử dụng Seaborn luôn duy trì khoáng và đảm bảo các enzyme tham gia vào quá trình tiêu hoá luôn hiệu động hiệu quả. Từ đó tôm sử dụng được hết chất dinh dưỡng có trong thức ăn, kích thích tăng trưởng, tăng tỷ lệ sống và FCR.

Xem thêm: SEABORN HỖ TRỢ QUÁ TRÌNH LỘT XÁC, THÚC ĐẨY TẠO VỎ

Đảm bảo nhu cầu đạm và Free Amino Acid bằng cách nào?

Bên cạnh nhu cầu về khoáng, tôm cần một tỷ lệ Free Amino Acid thiết yếu để thúc đẩy quá trình tổng hợp protein, tăng tốc độ tăng trưởng và duy trì chức năng sinh lý.

Be-Best là giải pháp tối ưu kết hợp giữa hàm lượng Free Amino Acid lên và hàm lượng đạm dạng L-Form. Trong ống tiêu hoá, các Amino Acid dạng L-Form dễ dàng được hấp thụ vào máu, đi đến các cơ quan, mô tham gia vào quá trình sinh tổng hợp protein của cơ thể phục vụ cho quá trình sinh trưởng, tôm lớn nhanh chắc thịt và nặng ký hơn.

Ngoài ra, Be-Best còn kích thích khả năng bắt mồi, tăng độ hấp dẫn cho thức ăn khi cung cấp tổng hàm lượng đạm lên đến 49%, Free Amino Acid 47% tạo bệ phóng giúp tôm hồi phục bệnh nhanh chóng và giữ đà tăng trưởng ổn định trong suốt vụ mùa.

Xem thêm: BE-BEST GIÚP TÔM ĂN KHOẺ, LỚN NHANH, TĂNG TRỌNG

Bộ giải pháp khoáng toàn diện khi nuôi tôm mùa mưa
Bộ giải pháp khoáng toàn diện khi nuôi tôm mùa mưa

Intertrade hỗ trợ giải pháp nuôi tôm không chỉ trong mùa mưa mà còn giúp bà con tháo gỡ các vấn đề khác trong suốt vụ nuôi. Liên hệ ngay Intertrade để được hỗ trợ tư vấn chăn nuôi thuỷ sản thông qua số Hotline 0888 6465 567 hoặc liên hệ trực tiếp TẠI ĐÂY.

Có thể bạn quan tâm: Sự Thật Về Protein Và Amino Acid Trong Khẩu Phần Ăn Của Tôm

————————————————————–

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI CUNG ỨNG QUỐC TẾ – INTERTRADE

Địa chỉ: Tòa nhà MIOS 121 Hoàng Hoa Thám, phường 6, quận Bình Thạnh, TP. HCM

Hotline: 088 6465 567

Email: info@intertrade.vn

Website: www.intertrade.vn

Best Quality – Best Prices

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *